Bài đăng mới
print this page

Mục đích của cuộc sống

Mục đích của cuộc sống


Mục đích của cuộc sống là gì ? Đây là một câu hỏi chung cho mọi người mà chúng ta thường đặt ra. Nó là một câu hỏi không đơn giản chút nào và thật khó mà tìm được một câu trả lời thoả đáng.
Mục đích của cuộc sống
Mục đích của cuộc sống là gì ? Đây là một câu hỏi chung cho mọi người mà chúng ta thường đặt ra. Nó là một câu hỏi không đơn giản chút nào và thật khó mà tìm được một câu trả lời thoả đáng. Cho đến nay cũng chưa có ai tìm được một câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi này. Mặc dù vậy cũng có một số người đã đưa ra những câu trả lời rất quả quyết theo lối suy nghĩ của riêng họ, nhưng dường như chúng cũng chưa làm thỏa mãn được trí tuệ của mọi người. Lý do là những câu trả lời đó chưa có được một cái nhìn uyên bác mang tính khách quan và chưa nhận thức được định luật xa gần riêng của cuộc sống.
   Những câu trả lời đó đã được người ta tạo nên bằng cách tưởng tượng về cuộc sống theo lối suy nghĩ của riêng họ và bị giới hạn trong phạm vi hiểu biết của những người tạo ra chúng. Đồng thời chúng tôi cũng biết rằng có rất nhiều vị thầy giảng dạy về tôn giáo, các nhà triết học lớn, các nhà thơ và các nhà tư tưởng nổi tiếng khác cũng chưa giải thích được một cách thoả đáng về mục đích của cuộc sống. Khi chúng tôi đọc những gì họ nói về cuộc sống cùng với những nhận định của họ thì chúng tôi khám phá ra rằng họ vẫn chưa thể đưa ra được một bức tranh rõ ràng về cuộc sống. Một vài người nói rằng cuộc sống là đầy dẫy những nổi khổ đau, bấp bênh và bất như ý. Một vài người khác lại nói rằng : “ Thật tuyệt vời biết mấy nếu chúng ta đừng sinh ra”. Vẫn còn nhiều người khác lại muốn tự đặt cho mình câu hỏi “ Tại sao chúng ta lại sinh ra trong thế giới đầy khổ đau này ?”. Theo quan niệm của họ, chúng tôi hiểu rằng họ đã nhìn cuộc sống theo lối khách quan như thể nó đang là. Một người bình thường chỉ có thể nhìn cuộc sống một cách thiển cận giống như nó đang diễn ra trước mặt anh ta nhưng thật ra cuộc sống không phải như vậy.
     Một vài người nói rằng không có một mục đích nào được xác định trong cuộc sống hoặc cuộc sống được xử dụng cho một mục đích nào đó mà chúng ta chưa thể biết được.
Nền tảng của học thuyết dưới đây có nhiều điều làm cho chúng ta phải cân nhắc một cách sáng suốt : “Xử dụng cuộc sống vì mục đích có lợi cho chính chúng ta thay vì lãng phí nó cho những điều không cần thiết khác”. Theo cách này thì có thể nói rằng mục đích của cuộc sống là độc lập với cách mà chúng ta khai thác và xử dụng nó. Nếu chúng ta xử dụng cuộc sống sai lầm bằng cách xâm phạm phẩm chất nhân văn tốt đẹp, phủ nhận chân giá trị của con người và hành động trái với luân lý đạo đức, chiều theo những bản tính yếu đuối cố hữu của con người... Thì chúng ta không thể đạt được một cái gì đáng giá cho cuộc sống của chính mình. Nhưng trên một phương diện khác, nếu chúng ta hành động sáng suốt bằng cách quan sát những chuẩn mực đạo đức phổ quát đã được thừa nhận và những nguyên lý thuộc về đạo đức như việc rèn luyện tính kiên nhẫn, lòng khoan dung, sự cảm thông, sự khiêm tốn nhún nhường và tử tế, phục vụ cho nhiều người khác với lòng tự nguyện, đào luyện một tâm trí vô tư không thiên vị, không thành kiến…
thì chúng ta sẽ đạt được một cái gì đó cao quí và ích lợi cho chính mình và toàn thể mọi người. Những ai vun trồng và tu dưỡng đức hạnh sẽ cảm thấy được yên bình, hạnh phúc, thanh thản và thoả mãn, cuộc sống đối với họ sẽ trở nên đáng sống biết bao !
Lối sống yêu đời đó sẽ trở nên tràn đầy ý nghĩa và lợi ích cho toàn thể mọi người.
Bản chất tự nhiên của cuộc sống
    Có một nhà thông thái nói rằng : “ Cuộc sống bỏ mặc chính nó trong khi chúng ta đang chuẩn bị sống”. “ Bệnh tật, tuổi già và khổ đau là sự trả công cho những gì mà chúng ta đang làm cho thân thể này- ngôi nhà tạm của chúng ta”. Một nhà thông thái khác lại than vãn : “ Chúng ta phải trả giá vì sự sợ hãi và lo lắng cho những ham muốn ích kỷ mà chúng ta đang tạo nên”. Một nhà triết học Trung quốc lại nói : “ Sự sinh ra của một con người là nguồn gốc của những nổi buồn đau, càng sống anh ta càng thấy mình trở nên ngu xuẩn hơn, nổi khao khát của anh ta là được sống còn trong một kiếp sống mai hậu và nổi khao khát này đã làm cho anh ta cảm thấy bất lực trong cuộc sống hiện tại”.
Đức Phật cũng đã từng nói “ Chúng ta là kết quả của những gì chúng ta đã là trong quá khứ và tương lai của chúng ta là những gì mà chúng ta đang là trong hiện tại”.
 Khi chúng ta suy nghĩ về tất cả những quan điểm nói trên để rút ra một nhận định về cuộc sống, chúng ta có thể tìm thấy cũng như hiểu được bản chất đích thực và mục đích của nó.
     Nếu chúng ta chỉ hài lòng với những cảm nhận làm chúng ta vui thích như là mục đích của cuộc sống, rồi thì từ đó chúng ta phải đối diện với sự thay đổi của chúng. Sự thay đổi của những cảm nhận làm chúng ta vui thích sẽ khởi lên trong tương lai gần, có thể là ngay sau khi cảm giác vui thích vừa qua đi. Bởi vì không một ai có thể thích thú với những điều làm mình hài lòng mà không phải đối diện với những vấn đề khác- như là một hệ quả của những hành động thích thú do chính người đó tạo ra.
     Mặc dù các nhà khoa học đã khám phá ra được những điều kỳ diệu, mang lại sự tiện nghi cho con người. Tuy nhiên họ vẫn chưa thể hiểu được một cách đầy đủ về mục đích của cuộc sống. Vì thế một nhà khoa học nổi tiếng đã nói :
                               “  Cuộc sống có mục đích không ?
                                   Mục đích của cuộc sống là gì ?
                                   Nó là cái gì, ở đâu hay khi nào ?
                                   Ra ngoài không gian đã đến với vũ trụ bao la.
                                   Đã đến với mặt trời, đã đến với trái đất, đã đến với cuộc sống
                                   Đã đến với con người và còn nhiều nơi khác nữa phải đến.
                                   Nhưng mục đích của cuộc sống là cái của ai hay là cái do đâu
                                   mà có ?
                                   Tại sao không có cái gì cả ?
    Đối với tư cách của con người thì một học giả đã nói : “ Con người không phải là những gì anh ta đang là, con người là những gì không phải là anh ta”. Theo học giả này thì con người không phải là một tư cách có thật. Theo Phật giáo thì con người không phải là một thực thể tồn tại độc lập mà chỉ là một sự trình hiện hay cấu thành, chỉ là năng lượng căn bản hiện hành từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Cuộc sống của con người không hiện hữu và cũng không phải được tạo ra từ một thân thể nào đó để dùng vào mục đích thí nghiệm - như là một nhiệm vụ khó khăn quí báu của một đấng siêu nhiên nào đó. Cuộc sống có tính đồng nhất của riêng nó.
      Chúng ta không thể hiểu được bản chất thật của cuộc sống bởi vì chúng ta còn quá nhiều dốt nát và nhiều thèm khát mãnh liệt. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn  khao khát có được một tấm lòng vị tha để có thể bao dung được những nổi khổ đau trong thế giới này. Chính vì thế giới thiếu vắng một trí tuệ đích thực nên chúng ta chưa thể xác định được mục đích cho cuộc sống này.
Nghiệp lực
    Cuộc sống được miêu tả như là một sự phối hợp giữa vật chất và tinh thần. Như một hệ quả, sự phối này đã làm nên một cách sống và cách sống này luôn luôn thay đổi cho đến khi tan rã rồi dẫn đến một nơi nào đó mà chúng ta chưa thể biết được. Tuy nhiên năng lực tâm thần đã được phân tán, những phân tử lại tiếp tục tạo nên những yếu tố vật chất mới. Năng lực tâm thần lại xuất hiện trong những hình thức và những lãnh vực hoạt động đa dạng khác - phù hợp với cách ăn ở ( tư cách đạo đức ) trong tiền kiếp của một người nào đó để làm nên một đời sống mới. Sự  liên tục của dòng suối cuộc đời cứ tiếp diễn mãi mãi, dài bằng nghiệp lực và khát vọng được tiếp tục tồn tại của chúng ta.
Năm uẩn ( 5 sự kết hợp, 5 chùm hay 5 sự tích tụ lại… )
     Theo như lời giáo huấn của Đức Phật thì cuộc sống được hình thành bởi 5 uẩn, đó là :
Hình thức vật chất, sự cảm thọ, năng lực hiểu biết qua các giác quan ( tức tri giác), sự cấu thành tâm thần và ý thức. Bốn loại nguyên tố như trạng thái rắn, lỏng, hơi và sự vận động ( như sóng vô tuyến truyền hình, sóng âm thanh…) được gọi chung là hình thức vật chất.
Hình thức vật chất và 4 nhân tố đã được phân loại ở trên ( sự cảm thọ, năng lực hiểu biết qua các giác quan, sự cấu thành tâm thần và ý thức) kết hợp lại với nhau làm thành cuộc sống. Bản chất thật sự của cuộc sống do 5 uẩn tạo thành đã được giải thích trong lời dạy của Đức Phật dưới đây :
 “ Hình thức vật chất tương đương với một đống ( đất, lúa, ngũ cốc…), sự cảm thọ giống như bọt nước, năng lực hiểu biết qua các giác quan được miêu tả như là một ảo ảnh,
 sự cấu thành tâm thần giống như một cây chuối có nhiều lớp vỏ chồng lên nhau và ý thức chỉ là một ảo tưởng”.
   Với cách phân tích về cuộc sống như Đức Phật, thật khó để xác định được đâu là chân lý cũng như khó mà xác định được cuộc sống chính là một sự cấu thành. Cách phân tích về cuộc sống theo lối này đã đặt ra một thử thách lớn cho nhiều tín ngưỡng tôn giáo vào thời Đức Phật còn tại thế, bởi vì theo Ngài không có cái gọi là cuộc sống vĩnh viễn.
 Nói cách khác là không có một thực thể nào tồn tại lâu dài mà không thay đổi và hư hoại.
   Thân thể của chúng ta không là gì cả, nó chỉ là một sự tổng hợp trừu tượng được tạo nên bởi sự phối hợp của các yếu tố hoá học. Cuộc sống của một người chỉ là một giọt nước luôn luôn trôi chảy trong một dòng suối và tự đóng góp nó vào dòng sông vĩ đại của cuộc đời như một bộ phận cấu thành.
Cuộc sống không là gì cả, nó chỉ là một chuỗi sóng
     Các nhà khoa học đã phân tích vũ trụ và chỉ ra rằng thế giới không là gì cả, thế giới chỉ là một chuỗi sóng liên tục chuyển động. Tiến sĩ vật lý Einstein đã từng nói : “ Vật chất nói chung được tạo nên bằng những làn sóng và chúng ta sống trong một thế giới của những làn sóng”.
                   
                   Chúng ta giống như là bộ phận của những làn sóng
                   Nếu một người có thể nhận thức được :
                   Tình trạng thân thể và cảm thọ của anh ta,
                   Tình trạng tâm thần và tình trạng của những đối tượng mà anh ta nhận thức.
Nếu nhận thức được như thế thì dù thế nào đi nữa anh ta cũng sẽ tìm ra được cho mình
một mục đích nào đó cho cuộc sống.
Thay đổi chính bạn
    Bạn có thể gặt hái được gì khi thay đổi thế giới ? Bạn có thể đạt được sự hoàn mỹ khi làm được điều đó không ? Không bao giờ. Bạn sẽ chỉ có thể nuôi dưỡng những ước vọng
hão huyền ( vọng tưởng) bằng cách lấp đầy bản ngã của mình bằng vật chất và tinh thần . Bạn sẽ bị giới hạn trong vòng quay của các hiện tượng. Nhưng bằng cách thay đổi chính mình , bằng cách nhận thức rõ ràng trạng thái tự nhiên của bản ngã thông qua lòng vị tha, sự tự đào luyện tinh thần, tự thân nỗ lực và vận động, bạn có thể đạt được sự hoàn mỹ. Bằng cách đạt được sự hoàn mỹ, cuộc sống của bạn sẽ trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn và bạn sẽ có khả năng phục vụ cho người khác nhiều hơn. Năng lực của những người khác sẽ tăng tiến hơn vì bạn là tấm gương sáng mà họ noi theo, họ sẽ đi theo bạn và cũng sẽ cùng bạn đạt được một mục đích chung cho cuộc sống.
     Một người hiện diện ngày nay là kết quả của hàng triệu sự suy nghĩ và hành động trong quá khứ của chính anh ta. Anh ta không hiểu được rằng chính mình đã làm cho mình trở thành và hiện vẫn còn tiếp tục trở thành. Tính cách của anh ta đã được xác định bởi quá trình tư duy của anh ta. Anh ta không được hoàn hảo trong bản chất và anh ta phải tự rèn luyện mình để được hoàn hảo. Cuộc sống không hiện hữu cho riêng một người nào cả.
    Có rất nhiều hình thức gần giống như sự sống của con người đang tồn tại trong khắp vũ trụ. Tuy nhiên con người hiện hữu trên trái đất có khả năng suy nghĩ và năng lực hành động lớn hơn những hình thức ấy. Trong những khía cạnh đó họ cao cấp hơn những hình thức tồn tại khác kể từ khi họ có trí thông minh, tính tình và hình dáng như được nặn đúc theo trật tự cuộc sống của riêng họ để có thể vượt thoát khỏi thế giới khổ đau.
Vì thế, nếu mục đích của cuộc sống đích thực là sự vượt thoát khỏi thế giới khổ đau,
thì cuối cùng con người cũng có thể đạt được điều đó nhờ vào sức mạnh của riêng họ.
Nhưng cuộc sống của chúng ta sẽ trở thành một thất bại nếu chúng ta không biết xử dụng nó một cách đúng đắn.
     Đức Phật trong lời dạy của Ngài đã nhấn mạnh đến giá trị hiện hữu của một con người. Ngài đã vẽ ra bức tranh của một con người với qui mô hoàn chỉnh, nhất là phải nổ lực đấu tranh từ kiếp sống này đến kiếp sống khác để truy tìm sự hoàn hảo.
Sự thật, cuộc sống là một kinh nghiệm vô song , không có một cái gì có thể so sánh với nó, không có thước đo nào có thể xác định được giá trị vô hạn của cuộc sống, tiền bạc cũng không thể mua được cuộc sống . Vâng, không có một sự thông thái nào có thể làm nên được cuộc sống. Ở đây, cuộc sống không chỉ có nghĩa là thân thể vật lý và cảm giác mà còn là sự tư tưởng thuộc về tâm trí của con người.
Sự xếp loại con người
    Đức Phật đã xếp loại con người trong bốn nhóm :
 1. Người làm việc vì lợi ích riêng của chính mình mà không vì lợi ích của những người khác.
 2. Người làm việc vì lợi ích của những người khác mà không vì lợi ích của chính mình.
 3. Người làm việc không vì lợi ích của chính mình và cũng không vì lợi ích của những người khác.
 4. Người làm việc vì lợi ích của chính mình đồng thời cũng vì lợi ích của những người khác.
   Người làm việc vì lợi ích của chính mình mà không vì lợi ích của nhiều người khác
thì anh ta là người nỗ lực để huỷ bỏ những suy nghĩ, lời nói và hành động xấu xa của chính anh ta mà không khuyến khích nhiều người khác huỷ bỏ tính tham lam, sân hận và vọng tưởng.
   Người làm việc vì lợi ích của nhiều người khác mà không vì lợi ích của chính mình thì anh ta là người khuyến khích những người khác từ bỏ những ý nghĩ, lời nói và hành động
bất thiện nhưng chính anh ta lại không nỗ lực để từ bỏ tính tham lam, sân hận và vọng tưởng.
  Người không làm việc vì lợi ích của chính mình và cũng không vì lợi ích của nhiều người khác thì anh ta là người không nổ lực để từ bỏ những ý nghĩ, lời nói và hành động bất thiện và cũng không khuyến khích những người khác từ bỏ tính tham lam, sân hận và vọng tưởng.
    Người làm việc vì lợi ích của chính mình và đồng thời cũng vì lợi ích của những người
khác thì anh ta là người nỗ lực để từ bỏ những ý nghĩ, lời nói và hành động bất thiện và cũng khuyến khích những người khác từ bỏ tính tham lam, sân hận và vọng tưởng.
Cuộc sống không thể tách rời khỏi khổ đau
    Nếu chúng ta chịu khó nhìn và suy ngẫm thật sâu chúng ta phải đồng ý rằng cuộc sống quả thực là một chuỗi khổ đau không bao giờ ngừng nghỉ. Trong mọi khoảnh khắc chúng ta đều khổ đau, dù là trong luật tự nhiên, trong cảm xúc hay trong tinh thần cũng vậy.
 Có bao giờ chúng ta tìm được một người nào trong thế giới này thật sự được tự do trong qui luật tự nhiên, cảm xúc hay tinh thần chưa ? Dù một người đã đạt tới bậc Thánh thì người đó cũng chưa thể thoát được khổ đau về thân xác, chừng nào thân thể xác thịt của người đó vẫn còn tồn tại. Cuộc sống và khổ đau là 2 phương diện không thể tách rời nhau.
    Nếu một người nào đó đưa ra một câu hỏi rằng : “ Cái gì là tạm bợ nhất trong thế giới này ?”. Câu trả lời đúng phải là : “ Cuộc sống là cái tạm bợ nhất”. Mọi điều chúng ta làm trong thế giới này là sự trốn chạy hay đào thoát khỏi những nổi khổ đau và cái chết của chính chúng ta. Nếu chúng ta sao lãng hay bỏ mặc cuộc sống này dù chỉ là một giây đồng hồ, thì chừng đó cũng quá đủ để chúng ta đánh mất cuộc sống của chính mình.
 Hầu như thói quen hàng ngày của chúng ta là làm việc, ăn, uống, ngủ và đi bộ…
 Khi chúng ta làm những việc đó nghĩa là chúng ta muốn tự nuôi dưỡng mình để né tránh khổ đau và cái chết. Mặc dù thỉnh thoảng chúng ta cũng từng trải được một vài niềm lạc thú của thế gian làm thoả mãn lòng khao khát của chúng ta. Nhưng chỉ vài khoảnh khắc liền sau những lạc thú thế gian đó chúng ta có thể đã quay lại với khổ đau. Vì thế, chân hạnh phúc cao thượng nhất mà chúng ta cần đến là sự bình yên. Hạnh phúc không nằm trong tay của một người giàu có mà nằm trong tay những ai biết cách từ bỏ những lạc thú thế gian. Mọi cái liên quan với cuộc sống là những đề tài luôn luôn thay đổi và là những điều không làm thoả mãn được tâm trí của con người. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã giải thích rằng chừng nào một người còn có sự thèm muốn những lạc thú thế gian hay khao khát được tồn tại thì chừng ấy người đó sẽ không có được một con đường giải thoát khỏi khổ đau. Sự khao khát ( tức tham ái) là một yếu tố quan trọng khiến chúng ta hiện hữu, khi sự hiện hữu nảy sinh khổ đau thì chúng ta không thể tránh được.
     
     Cho đến bây giờ, cuộc sống vẫn còn nhiều điều để  tìm kiếm và suy ngẫm. Trớ trêu thay, rất nhiều người đã tìm được cách sống lâu hơn những người khác. Xong, kết quả là những người này không có được sự bình yên thanh thản trong tâm của họ để sống hết những ngày tháng mà họ đã nhọc công kiếm thêm được. Có một cách ngôn Trung quốc nói về một người không được thoả mãn với tuổi thọ của mình. Ông ta đã khờ dại cầu nguyện cho mình được sống lâu và rồi lại cảm thấy sợ hãi tuổi già. Hình như ông ta muốn giữ nguyên tuổi thanh xuân của mình để được vĩnh viễn tận hưởng những lạc thú của thế gian. Theo Đức Phật, sự khát khao được bất tử là nguyên nhân sinh ra tính ích kỷ và những khổ đau.
                                        “ Thật dễ dàng cảm thấy vui thích
                                          Khi cuộc sống trôi chảy như một bài ca
                                          Con người ta thấy đáng bỏ công khi đời vui như thế
                                          Nhưng người ta có cười được không
                                          Khi cuộc sống đi nhầm vào chỗ chết”.
     Chúng ta rất ít khi có được cảm giác bình yên mà đa số là những điều thất vọng, thậm chí là thất bại. Con người không thể tìm kiếm được một cuộc sống dễ dàng , không có những vấn đề cần giải quyết, không có sự xung đột, không có những điều thất vọng giữa hàng ngàn chuyện không thích hợp đã khiến chúng ta không hài lòng. Con người đang đấu tranh ngày và đêm để vượt thoát khỏi những điều bất như ý đó. Họ cần phải đấu tranh nhiều hơn nữa để có thể  thoát khỏi những nổi bất hạnh đang ẩn chứa trong những mối quan hệ thế gian, nhưng càng làm như thế bao nhiêu thì họ càng vướng thêm vào những vấn đề khó khăn. Khi một người muốn vượt thoát được một vấn đề gây trở ngại cho mình, dù có chủ ý hay không thì anh ta cũng đã tự tạo thêm cho mình những vấn đề trở ngại tương tự. Nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi thì đến bao giờ anh ta mới có thể tháo gỡ được những vấn đề trở ngại ấy ? Để sống còn chúng ta phải biết chấp nhận những nổi khó khăn và khổ đau mà không cần phải kêu ca hay than vãn gì cả. Ngoài ra chúng ta không còn con đường chọn lựa nào khác. Khổ đau vẫn luôn luôn tồn tại trên cuộc đời này, nhưng khổ đau và bất hạnh không phải là không tránh được. Khổ đau nói như Đức Phật là một căn bệnh, vì thế nó hoàn toàn có thể điều trị được khi chúng ta có được một tâm thức tinh khiết hay sự hoàn hảo.
    Lão tử, một bậc thầy nổi tiếng của Trung Quốc đã từng nói : “ Tôi phải khổ đau vì tôi có một thân thể. Nếu như tôi không có thân thể vật chất này thì làm sao tôi có thể khổ đau được ?”. Jacob Boehme cũng đã nói : “ Nếu tất cả những ngọn núi là sách, tất cả những cái hồ là mực và tất cả cây cối là bút thì chúng cũng không đủ để miêu tả hết những nổi khổ đau cùng cực trong thế giới này.
    Khi bạn nhìn vào cách thức khổ đau của con người trong thế giới này bạn có thể thấy được tình trạng thực sự của thế giới trần tục. Tại sao họ lại phải khổ đau như thế ? Và ai là người phải chịu trách nhiệm cho những khổ đau của họ ? Theo Đức Phật mỗi người trong chúng ta phải tự chịu trách nhiệm cho nổi khổ đau của chính mình. Ngày hôm nay con người phải chịu khổ đau vì sự khát khao được tồn tại của chính họ, vì sự ảnh hưởng của những hành động xấu xa tội lỗi mà họ đã làm trong quá khứ và điều này là một tình trạng cần phải được chữa trị kịp thời vì nó là lý do chính của sự khổ đau.
Các nhà triết học và tâm lý học ngày nay đã hiểu được những lời nói của Đức Phật cách đây hơn 2500 năm khi Ngài nói về nguyên nhân của khổ đau và họ đã nhận thấy rằng những lời nói ấy quả là đúng với sự thật. Một nhà thơ đã phân tích cuộc sống như sau :
                                 “Con phù du khi bay vào ngọn lửa
                                 Nó đâu biết rằng mình sẽ chết,
                                 Con cá nhỏ khi cắn câu
                                 Nó đâu biết làm như thế là nguy hiểm,
                                 Nhưng khi đã hiểu rõ mối nguy hiểm
                                 của những lạc thú xấu xa trong thế giới trần tục
                                  mà chúng ta vẫn cứ cương quyết bám vào chúng.
                                 Ôi ! Chúng ta thật là điên rồ làm sao !”.
Cuộc đời chóng vánh
     Phật giáo đã nêu ra rằng cuộc đời của mỗi người là cực kỳ chóng vánh, nên chúng ta phải làm việc một cách chăm chỉ, thận trọng và phải luôn luôn lưu ý đến việc giải phóng tư tưởng cho chính mình.
                                   “ Con người chưa bao giờ thật sự hiểu được rằng:
                                      Họ hiện hữu ở đây, trong thế giới này
                                     nơi chẳng có gì là thích thú, say mê.
                                     Những gì họ đã làm quả thật là để né tránh
                                    khổ đau và những điều tranh chấp”.
Thế giới là một bãi chiến trường
    Toàn thể vũ trụ là một bãi chiến trường mênh mông. Sự hiện hữu chẳng là gì cả, nó chỉ là một sự đấu tranh liên miên không ngừng nghỉ, những phân tử chống lại những phân tử,
những nguyên tử chống lại những nguyên tử, những điện tử chống lại những điện tử…
Trong phạm vi hệ thống vật lý đó tự nó là một bãi chiến trường, tâm trí tự nó là một bãi chiến trường lớn nhất.
    Con người từ trong bản chất không phải là một sự yên bình, họ cũng chưa thể thực hiện hoà bình thực sự trên thế giới này và thực tế những cuộc đấu tranh vẫn cứ tiếp diễn trong từng cá thể con người theo một trình tự khép kín. Điều quan trọng nhất của những lời nguyện cầu mà con người ngày nay muốn được đáp ứng chính là hoà bình, nhưng sự nguyện cầu hoà bình không thể trở thành hiện thực trong một thế giới đầy nước mắt.
Hoà bình sẽ thật sự xuất hiện khi những xung đột trong chính cá nhân mỗi con người đã chấm dứt.
   Trong mắt của đức Phật cuộc sống tồn tại lung linh như cá trong một dòng suối đã hoàn toàn khô cạn, nó tồn tại trong những  khao khát và trong sự bấp bênh của những thăng trầm đây đó. Cuộc sống của con người giống như một cái bẫy đang cố bắt chụp cho bằng được những cái huyễn hoá và tạm bợ, nó cũng giống như những mũi tên được bắn đi vào đêm tối. Đức Phật đã thấy được sự đấu tranh và tàn sát lẫn nhau của muôn loài, thấy được một chuỗi dài vô nghĩa của loài dã thú đang cố gắng chộp lấy con mồi, sự bất hạnh của những nạn nhân nào đó là thức ăn nuôi sống những kẻ khác. Cái vòng luẫn quẫn ấy cứ quay tròn và trở lại bất tận. Chiến tranh đã được tạo nên bởi tâm trí của con người và tương tự như thế con người cũng có thể tạo nên hoà bình bằng sự công bằng chỉ khi họ biết xử dụng  tâm trí không thành kiến và không thiên vị của mình.
     Lịch sử thế giới đã cho chúng ta biết rằng sự suy xét và nhận thức không đúng đắn, phân biệt chủng tộc, cuồng tín trong tôn giáo, lòng tham vọng quyền lực chính trị và sự giàu có đã tạo nên những tai họa to lớn như sự nghèo đói và đau khổ cho toàn cầu.
Những lối sống độc ác đó đã mang lại nhiều điều mất mát nặng nề cho cuộc sống của con người. Những điều tệ hại đó sẽ không bao giờ đóng góp được gì cho tiến trình phát triển của thế giới. Con người thèm khát quyền lực và sự giàu có, mê muội trong thái độ ghen tị và tham lam nên luôn luôn tạo ra những điều lo lắng phiền muộn. Họ thường tìm cách để cố gắng bào chữa và thanh minh cho những tội ác của họ bằng cách kêu gọi hoà bình và bình đẳng với những tên gọi vô nghĩa mà họ có thể tưởng tượng ra.
    Chúng ta đang sống trong thế giới huyễn hoá giả tạm này bằng một thân xác luôn luôn kết nối với qui luật tự nhiên. Tuy nhiên tinh thần của chúng ta thì không thế, nó bị tách khỏi tự nhiên và mâu thuẫn với thân xác. Cũng có đôi khi tinh thần của chúng ta lại kết nối với qui luật tự nhiên còn thể xác của chúng ta lại làm điều ngược lại. Đó là một sự co kéo bất đắc dĩ, là nguyên nhân phát sinh khổ đau. Nếu theo dõi những câu nói dưới đây chúng ta sẽ thấy được cuộc sống của chúng ta luôn thay đổi như thế nào :
                                       Chúng ta sống, làm việc và mơ
                                        Mỗi người có một sự sắp xếp cuộc sống cho riêng mình
                                        Thỉnh thoảng chúng ta cười
                                        Có khi chúng ta lại khóc
                                        Và như thế cuộc sống cứ trôi qua…
Quá nhiều điều vô nghĩa
         Nhiều sự ồn ào
         Nhiều người
         Nhiều thời gian
         Nhiều nổi buồn lo
         Nhiều nước mắt
         Nhiều tiền của
        Và tất cả những thứ đó để dùng vào việc gì ?
        Cho một thân thể quá nhỏ bé này ư ?
         Một giọt đạm ( protein)
         Thoát ra rất nhanh
         Một xác chết suy tàn nhanh chóng
         Nó có thể kéo dài lâu hơn được không ?
         Cha mẹ kính yêu
         Hay một người nào đó mà mình yêu thương
         Dù gì thì dù
         Có ngày rồi cũng sẽ phải ngủ yên trong quan tài
         Đám tang đưa tiễn và lăng mộ
         Tiệc tùng với khăn xô
          Lễ nghi và cúng bái
          Địa táng hay hoả táng
          Có khi lại ướp xác
          Trước những việc làm nhỏ bé đó
          Thân thể đều xình lên
          Con nhớ thương, cháu than khóc
          Rồi cuối cùng chúng cũng quên hết
          Chỉ còn lại đá và xương
          Cuộc sống như thế không phải là có quá nhiều điều vô nghĩa sao ?
                                       ( Tỳ kheo Khantipalo )
Những giá trị tinh thần
     Julian Huxley nói : “ Cuộc sống được dẫn dắt và duy trì bởi hằng hà sa số những tình trạng mà con người có khả năng thực hiện được như vật chất, tinh thần, trí tuệ… Vì thế con người có thể làm được những điều to tát và cao thượng nhất. Bạn sinh ra trong thế giới này là để làm việc chứ không phải để ăn không ngồi rồi hay tiêu tốn thời gian của mình cho những chuyện vô ích. Nếu bạn lười biếng thì bạn sẽ là gánh nặng cho thế giới này. Bạn phải luôn luôn nâng cao khả năng tư duy của mình trong thiện chí và trong một tâm trí sáng suốt. Bạn sẽ bị trở thành một người lạm dụng đặc quyền làm người của mình nếu bạn không chứng minh được bạn là một người xứng đáng hiện hữu trên cuộc đời này.
Nếu bạn lãng phí cuộc sống của chính mình trong sự đau buồn, lười biếng và chểnh mảng thì điều ấy cho thấy bạn là một người thiếu khả năng để xây dựng thế giới này.
   Cây văn minh có gốc rễ của nó nằm sâu trong những giá trị tinh thần mà đa số chúng ta chưa nhận thức được một cách rõ ràng. Sự thiếu vắng những rễ cái và những chiếc lá thì gốc cây có ngày phải ngã đổ và chết đi. Đức Phật đã khuyên chúng ta không nên lười biếng mà hãy tỉnh thức để làm một vài việc gì đó, cố gắng thu được một vài lợi ích rồi tìm cách bảo vệ chúng chứ đừng sao lãng hay phung phí cuộc sống. Đức Phật nói cuộc sống trần tục có định luật viễn cận của riêng nó, đừng nên ích kỷ. Mặt khác, những bậc thầy về tôn giáo đã ngộ Đạo giải thích rằng nếu chúng ta để cho cuộc sống của mình đi theo vòng tròn của chu kỳ sinh diệt ( buông thả theo cuộc sống ) đang khi chúng ta đau khổ về thể xác và tinh thần, thì cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng có một mục đích nào cả. Nhưng bạn đừng quên chúng ta có thể xử dụng cuộc sống này với một mục đích tốt đẹp hơn bằng cách phục vụ cho người khác, bằng cách vun trồng đạo đức, bằng cách đào luyện tâm trí để sống như một con người có văn hoá và sống trong bình yên, hoà điệu với những dấu lặng của thế giới. Theo Đức Phật, con người chúng ta đang sống đây không phải là những con rối rỗng tếch và vô trách nhiệm. Con người được nhìn nhận như là một loại quả của một cái cây có trình độ phát triển cao nhất trong các loài cây cỏ nói chung. Những nhà triết học ngày xưa của chúng ta thậm chí đã nhấn mạnh mục đích của cuộc sống như sau :
“ Hãy dắt mình từ trong bóng tối ra tới ánh sáng, từ sự dối trá đến với sự thật, từ sự chết đến sự bất tử”. Các nhà triết học ngày xưa đã xử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa này với ngụ ý gửi đến cho chúng ta những chất liệu để suy ngẫm về mục đích của cuộc sống.
Sự bất tử sau khi chết
    Tất cả những câu hỏi mà một người nào đó tự đặt ra cho cuộc sống thật sự có liên quan đến cái chết . Người ấy không giống với những sinh vật khác trong sự nhận thức về cái chết của riêng mình và dường như anh ta không bao giờ có được một sự chia xẻ thoả đáng về số phận tự nhiên của chính mình với nhiều sinh vật khác. Nếu con người đó là sinh vật duy nhất có thể hiểu được cuộc đời mình là ngắn ngủi và cái chết là điều không thể tránh được thì người này có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề gắn liền với cuộc sống. Trong sự kháng cự lại với cái chết, anh ta đã đạt được một vài phương cách nào đó để kéo dài thêm cuộc sống của mình. Những phương cách đó có thể đánh đồng với việc một đứa trẻ đang chơi đùa trên bờ biển, nó làm việc một cách liều lĩnh để xây cho mình một lâu đài bằng cát trước khi những đợt sóng biển dạt tới và phá vỡ hoàn toàn công trình của nó.
   Con người thường lấy cái chết làm trung tâm cho những mục tiêu trong tôn giáo và cầu nguyện trời đất hay Thượng đế chúc phúc cho họ được sống lâu mãi mãi.
Cái chết xảy đến cho bất cứ cái gì đang sống trên đời này, con người đã đơn độc không ngớt sáng tạo ra những cái vượt khỏi những nổi sợ hãi và nguy hiểm của cái chết để có thể chịu đựng nó. Ngoài những khao khát được tiếp tục tồn tại trong tất cả những
hình thức có thể hiểu được, con người còn tạo ra tôn giáo trong sự nổ lực để mang lại thêm một ý nghĩa cuối cùng và đầy đủ cho cuộc sống. Mặc dù các tôn giáo quả quyết tin rằng sự hiện hữu nơi cõi trời là một cuộc sống hạnh phúc vĩnh viễn, chúng ta đã từng
nghe rằng những bông hoa tỏ lòng sùng kính của một người mộ đạo nào đó là lời than khóc cầu xin Thượng đế toàn năng  hãy nâng cao cuộc sống thế tục của họ lên để họ có thể lên sống với Ngài ở trên trời.
    Tương tự như thế, có nhiều Phật tử cũng thích bám víu vào cuộc sống thế tục mà họ cho là quí báu , mặc dù họ đã nhận thức được một cách đầy đủ rằng cuộc sống trong thế giới này không là gì cả mà chỉ toàn là khổ đau. Khổ đau là giới hạn cuối cùng của sự giải phóng ( ngày nay người ta thường dùng từ giải phóng để thay cho từ giải thoát) mà con người đang nổ lực vượt qua.
    Vấn đề thật sự lớn nhất trong nhiều quốc gia ngày nay là vấn đề bùng nổ dân số.
 Cách thức và ý nghĩa phải được tìm thấy là ngăn chặn sự liên tục tuôn trào của dòng thác cuộc sống này. Hàng triệu người đang có nhu cầu cấp bách về thức ăn, chỗ ở, tiện nghi và an ninh. Đối với những người này câu hỏi của họ không phải là “ Mục đích của cuộc sống là gì ?” mà là “ Cần phải làm gì với cuộc sống hiện tại ?”. Câu trả lời đơn giản là phải biết xử dụng cuộc sống và nguồn tài nguyên của nó theo cách tốt nhất, cũng như phải tìm kiếm và nắm bắt được những lối cư xử đúng đắn có thể mang lại hạnh phúc, hơn là sự lo lắng quá mức cần thiết trên những lời tuyên bố suông có tính chất siêu hình về mục đích của cuộc sống.
   Tuy nhiên,  tôn giáo vẫn từng bước an ủi con người và đánh thức họ trở dậy với sự thật rằng cuộc đời không phải là hoàn toàn buồn thảm thê lương và vô vọng. Chúng ta nên luôn luôn nhìn nó trên một diện mạo vật chất căn bản đơn thuần ( chỉ là một dạng năng lượng đơn thuần). Nếu giữ quan điểm như thế chúng ta sẽ có được một niềm hy vọng tốt đẹp hơn về cuộc sống.
   Tất cả những tiến trình trong cuộc sống đã được con người làm nên là một sự thật hiển nhiên và công bằng rằng họ có quyền được sống hay chết một cách tự do, cũng như họ có thể từ bỏ cái nhãn hiệu hay mục tiêu của mình sau khi chết đi.
Nếu một người nào đó có thể đạt được sự bất tử và những tháng ngày sống còn của anh ta trên cõi trần gian là mãi mãi thì anh ta có thể nắm lấy và dẫn dắt mọi chuyện theo ý của mình một cách dễ dàng. Nếu như thế anh ta sẽ đánh mất tất cả những lời khích lệ động viên hay những sáng kiến để phát triển cuộc sống, lúc ấy anh ta sẽ chẳng còn một khát vọng nào để làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Nếu không có sự chết thì cuộc sống có thể trở nên bị ứ đọng, đơn điệu, tẻ nhạt và nặng nề không thể tả xiết.
Nếu người kia có thể nhận thức được một cách rõ ràng những cái ở bên trong mình và biết được lúc nào mình chết thì dứt khoát anh ta sẽ hành động khác với những gì anh ta đang làm trong hiện tại.
    “ Thân thể của một người sẽ trở về với cát bụi nhưng ảnh hưởng của người ấy thì tồn tại mãi mãi. ( Đức Phật )
    Mặc dù tổ tiên của chúng ta đã chết và đã ra đi nhưng chúng ta có thể thừa nhận rằng họ vẫn còn hiện hữu xung quanh chúng ta, không phải trong một thân thể thông thường như chúng ta mà trong những ảnh hưởng mà họ đã tạo nên trong quá khứ từ thế hệ này đến thế hệ khác, ảnh hưởng của họ vẫn tồn tại mãi mãi. Đối với thời khai thiên lập địa chúng ta không chỉ cho rằng các vị tiền bối của chúng ta mà tất cả mọi người khác đều có đóng góp vào phúc lợi xã hội và hạnh phúc của nhiều người khác.
   Với sự cảm nhận này, chúng ta có thể nói rằng những vị anh hùng, các nhà hiền triết, các nhà triết học và nhà thơ trong quá khứ hiện nay vẫn còn hiện hữu chung quanh chúng ta qua những ảnh hưởng xưa cũ của họ. Khi chúng ta kết nối chính mình với những con người có đạo nghĩa và là những nhà tư tưởng đó, chúng ta sẽ tiến đến chỗ chia xẻ được với họ những suy nghĩ sáng suốt, những ý tưởng cao thượng và thậm chí là những bản nhạc hấp dẫn lôi cuốn trong nhiều thế kỷ !
    Tiếng gọi từ trái tim của con người cho một mục đích nào đó chính là sự thừa nhận chưa được rõ ràng cho lắm về bản chất của cuộc sống. Khi một người lãnh hội trong chính anh ta khái niệm thần thánh hay siêu nhiên thì anh ta sẽ không còn khả năng nghe được tiếng gọi của trái tim cho một mục đích nào đó của cuộc sống nữa, anh ta cũng không còn nhận thức được rằng anh ta chính là mục đích thật sự của cuộc sống.
    Con người ngày nay cần phải có một nhận thức rõ ràng rằng tiến trình lịch sử của nhân loại không phải được xác định bởi những gì đã xảy ra ở trên trời mà bởi những gì đến từ trái tim của con người. Đức Phật đã từng nói rằng không có một thế lực siêu nhiên nào khác cao hơn con người hoàn hảo đang hiện hữu trong vũ trụ này.
Con người có thể và phải nâng cao chính mình vượt lên trên giới hạn cá tính của họ, nhưng họ không thể nâng cao chính họ để vượt quá pháp luật và những gì tiêu biểu cho tính cách của đồng loại.
Tạo nên cách xử dụng cuộc sống tốt nhất
    Điểm quan trọng nhất trong cuộc sống là chúng ta phải có nó rồi sau đó chúng ta mới tạo nên cách xử dụng nó sao cho tốt nhất. Điều này quả thực là một giá trị lớn lao của cuộc sống đồng thời cũng là cơ hội để xử dụng cuộc sống một cách tối đa. Nhiều người đã làm cho cuộc sống của mình trở nên hẹp hòi, bất hạnh. Họ cảm thấy chán nản, thất vọng với cuộc sống bởi vì họ không cố gắng tạo nên cách xử dụng cuộc sống tốt nhất.
Đa số thời gian mà họ xử dụng là tiêu phí vào những chuyện lo lắng, đấu tranh để tồn tại, làm việc như những nô lệ, đương đầu với những vấn đề lớn lao và những chướng ngại. Họ tiêu tốn rất nhiều năng lượng trên một bãi chiến trường trong khi phải chiến đấu để tồn tại, chiến đấu để dành quyền lực và vì lợi ích cá nhân , để tìm kiếm danh vọng, để tìm kiếm sự vui thích và chiến đấu để thoát khỏi những hiểm nguy. Thỉnh thoảng chúng ta cũng thu được một ít cảm xúc thoả mãn nhất thời nhưng mọi sự vui thích đó chắc chắn sẽ chấm dứt với khổ đau.
     Hãy nhìn thế giới rồi bạn có thể thấy cách mà con người chiến đấu để chống đối lẫn nhau như ném bom, cướp máy bay để bắt giữ con tin và nhiều cách để làm hại khác.
Toàn thể thế giới trông như một gia đình mất trí điên rồ. Con người đã quên đi tính cách nhân đạo ưu việt của họ so với các loài khác. Họ đã cho phép sự quanh co dối trá, độc ác và tàn bạo, lừa đảo và cướp bóc, sân hận, đố kỵ, tham lam và ngu xuẩn bao phủ lên họ. Hình như ngày nay trong tâm trí của con người không còn một chỗ trống nào để dành cho sự vun trồng những suy nghĩ tốt đẹp. Rồi bằng cách nào đây con người có thể tìm kiếm được một nền hoà bình, hạnh phúc và mãn nguyện trong một bãi chiến trường vẫn thường xuyên diễn ra những cuộc chiến đấu, tranh giành vì lợi ích của cá nhân hoặc của một nhóm người cục bộ nào đó, kể cả việc chiến đấu để đào thoát khỏi những tình trạng hiểm nguy ? Tính vô nhân đạo đã khiến con người tạo nên hàng ngàn tiếng than khóc không thể đếm xuể.
      Nếu bạn có thể hiểu được bản chất thật của cuộc sống và thế giới, rồi thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được tại sao Niết Bàn là điều tối cần thiết để đạt được tình trạng giải phóng
khỏi khổ đau và bạn sẽ không thể nào trì hoãn nổ lực của mình để đạt được tình trạng hạnh phúc ấy. Ngày nay bạn đang đấu tranh để thoát khỏi khổ đau bằng cách thức của thế giới trần tục, ví dụ như việc tổ chức những cuộc chiến tranh gây nên những mất mát và khổ đau cho đồng loại. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng đạt được sự giải phóng khỏi khổ
đau bằng con đường phát triển tinh thần trong cuộc sống của bạn, rồi bạn sẽ có thể tìm được một sự bình yên thật sự. Đó là Niết Bàn.
Niềm vui thích của thế giới trần tục
     Chúng ta biết rằng có rất nhiều Phật tử không chuẩn bị cho công việc đạt tới Niết Bàn.
Vì lý do đó, họ đã đưa ra một phiên bản Niết Bàn của riêng họ. Phiên bản Niết Bàn này giống như một thiên đường, nơi con người có thể thưởng thức cảm giác vui thú mãi mãi.
Như trong một phiên bản nọ của Niết Bàn, người ta thấy xuất hiện lời yêu cầu khẩn thiết rằng mọi Phật tử phải có một sự khát khao mãnh liệt để gắn bó với cuộc sống của họ cũng như với những thú vui trần tục. Họ không hiểu được đó không phải là một khái niệm về Niết Bàn mà đó là một giấc mơ. Tuy nhiên, con người sống trên thế gian luôn luôn suy nghĩ và cầu nguyện cho loại “ Niết Bàn” này. Mặt khác, cũng có những người nghĩ rằng tốt hơn hết là cứ để mặc mọi thứ khổ đau trong thế giới này xảy ra theo trật tự của tự nhiên, họ không thèm đếm xỉa đến chúng nữa để tận hưởng cuộc sống của chính họ.  Đó là những người ngây thơ và mê muội , họ quên rằng cái quyền  khao khát được gắn bó vào cuộc sống của họ đã và đang thay đổi trong từng giây từng phút. Họ không thể đánh giá đúng với sự thật rằng tình trạng hạnh phúc của Niết Bàn là vĩnh viễn, còn những trạng thái khác thuộc thế giới trần tục mà họ cho là hạnh phúc đó không thể giúp họ chấm dứt được sự khổ đau đang hiện hữu trong thân xác và tinh thần của họ.
     Theo như Đức Phật thì sự khao khát được tồn tại trong cái vòng sinh tử luân hồi của con người quả thật là mê muội, trong khi khổ đau đang ngự trị gần như vĩnh viễn trong họ thì họ lại liên tục chạy theo đằng sau một ảo ảnh để tìm kiếm một cái gì đó có thể làm thoả mãn những cảm giác của họ. Con người nên tập luyện đức trầm tĩnh thay vì tự xoa dịu mình bằng sự đam mê vào những cái phù du giả tạo.
Một hệ thống thế giới vĩnh viễn
    Một vài người nghĩ rằng nếu tất cả chúng ta đều đạt tới Niết Bàn thì thế giới này sẽ là một nơi vắng lặng và chẳng còn một ai làm việc cho sự tiến bộ của thế giới.
Đây là một ý tưởng nông cạn đang xuất hiện trong tâm trí của những người thiếu kiến thức thật sự về thế giới mà các sinh vật đang sống trên đó.
    Chúng ta có thể hiểu rằng thế giới này sẽ không bao giờ trở nên trống rỗng khi có rất nhiều người có thể đạt tới Niết Bàn. Còn lâu và có thể là không biết đến bao giờ thế giới này mới đi đến chỗ tịch diệt, nó không có giới hạn. Vũ trụ và thế giới của chúng ta không có cái gọi là mở đầu và cũng như không có cái gọi là kết thúc ( vô thuỷ vô chung ). Những hệ thống của thế giới sẽ luôn xuất hiện và biến mất. Khi một hệ thống này biến mất thì một hệ thống khác sẽ sinh ra. Sự phân tán và hội tụ của những hệ thống trong một thế giới là sự phối hợp của những phân tử và năng lượng. Thế giới mà ta đang sống là sự đã chết của những hệ thống thuộc về một thế giới trong quá khứ. Khi một thế giới chết đi thì những yếu tố, năng lượng và các hình thức tinh thần được tạo thành do nghiệp lực của thế giới ấy sẽ được tái tạo trong một sự phối hợp đặc thù để hình thành một thế giới mới. Chúng ta không thể nghĩ rằng có một con số giới hạn cho thế giới mà chúng ta đang hiện hữu, nó xuất hiện rồi biến mất và cứ lập đi lập lại như thế mãi mãi trong vũ trụ này.
Số lượng mà các thế giới sinh ra và mất đi rồi lại sinh ra là vô giới hạn, tiến trình này sẽ không bao giờ kết thúc.
Sự tiến bộ và sự ô nhiễm
Ngay bây giờ đây chúng ta có sẵn sàng làm việc cho sự tiến bộ của thế giới hay không ? Chúng ta có thể suy nghĩ như vậy, tuy nhiên6 trong thực tế chúng ta gây thiệt hại rất nhiều cho thế giới này. Chúng ta đã khám phá ra rất nhiều máy móc tối tân để phá huỷ thế giới này, trong khi đó thiên nhiên cũng đồng thời chế tạo ra rất nhiều thứ cho thế giới này. Để đạt cho bằng được những lợi ích của loài người chúng ta đã tàn phá thiên nhiên xinh đẹp trên địa cầu. Chúng ta đang làm ô nhiễm bầu khí quyển, nguồn nước và không khí. Chúng ta đang phá huỷ môi trường sinh sống của nhiều loài động thực vật. Chúng ta không chịu thừa nhận rằng không chỉ có loài người là cần phải có một cuộc sống tốt đẹp trên trái đất này mà còn biết bao nhiêu loài khác cũng đang cần có một cuộc sống tốt đẹp và bình đẳng nơi đây. Sự thật chúng ta đang lấy đi đặc quyền sống của nhiều loài động thực vật khác đang hiện hữu trên chính nơi mà chúng ta đang sống. Không chỉ có thế, thậm chí nội trong cộng đồng loài người của chúng ta thôi cũng có tình trạng người này cố gắng xô ngã người kia, gây cản trở sự tiến bộ và không để cho người khác sống trong yên bình. Những người thiếu thiện chí đối với đồng loại đã tuyên bố chiến tranh và bắt đầu tàn sát nhiều người khác trên danh hiệu chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc.
    Từ lâu lắm rồi con người đã tự làm ô nhiễm tâm trí của mình bằng một ý chí phá rối nền hoà bình trên trái đất. Với đặc quyền hiện hữu của mình, con người đã làm cho trái đất này trở thành một nơi chốn rối loạn. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến những cuộc tắm máu trên toàn thế giới. Người này đang có kế hoạch để lừa gạt người khác, tập đoàn này đang lên chương trình để thanh toán tập đoàn kia…
    Những ý tưởng ích kỷ thường xuyên là kẻ chiến thắng trong tâm trí của những người thiếu thiện chí. Người này không thể tin tưởng người khác, họ nhìn nhau bằng những ánh mắt và những trái tim nghi ngờ của chính họ. Người này không thể hiểu được tư cách thật sự hay động cơ của người kia.
Trách nhiệm của con người
     Con người luôn luôn nói về tình trạng không chắc chắn của thế giới. Ai là người phải chịu trách nhiệm cho tình trạng không chắc chắn này ? Có ai đau khổ hơn nổi đau của con người không ? Bằng cách nào chúng ta có thể trông chờ một thế giới tốt đẹp và hoà bình hơn nếu con người vẫn tiếp tục ăn ở một cách thiếu văn hoá ? Bằng cách nào để chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống của mình trong cái thế giới huyễn hoá tạm bợ này ?                              
Các nhà khoa học chinh phục thiên nhiên để khám phá đến tận cùng của vật chất.
Các nhà tôn giáo mong muốn cho cuộc sống của con người được hoà điệu với thiên nhiên để tâm trí của họ được bình yên, để con người có thể đạt được những thành tựu về tinh thần.
    Bạn không thể thay đổi những điều kiện của thế gian theo đúng những mong ước của bạn nhưng bạn có thể thay đổi tâm trí của chính mình để đạt được trạng thái mãn nguyện là tìm được hạnh phúc. Một người chỉ mải mê tìm kiếm những sự thoả mãn trong thế giới trần tục sẽ không bao giờ đạt được sự hiểu biết cao hơn, anh ta không thể tìm kiếm được điều đó nếu không cố gắng nổ lực. Chủ nghĩa vật chất làm giảm giá trị của con người xuống đến tình trạng ngang hàng với súc vật, trong khi tôn giáo nâng họ lên tới tình trạng cao thượng hay tình trạng tiến bộ để bằng cho được thần thánh.
    Trong một chế độ cai trị đất nước bằng chủ nghĩa duy vật thì con người trong đất nước này trở thành nô lệ cho những cảm giác của họ. Một cách tự nhiên, hết thảy con người trong chế độ đó không thích đối mặt với sự thật của cuộc sống. Họ thích được ru ngủ hay tạm lánh trong một cảm giác an ninh giả dối bởi những giấc mơ ngọt ngào, trong sự tưởng tượng và  lấy những chiếc bóng làm cái căn bản có thật. Theo quan điểm của Đức Phật những năng lực sống và niềm an lạc thuộc về thế giới của chúng ta là tốt nhất. Những điều này đã được Ngài mô tả như sau :
 “ Tốt hơn cả bất cứ quyền lực tối cao nào bao phủ lên trái đất này, tốt hơn cả việc đi lên trời, tốt hơn cả các lâu đài của giới đại quí tộc trên khắp thế giới. Năng lực sống và niềm an lạc là Đạo quả của một người đã giác ngộ. Sân khấu của sự hoàn mỹ là sân khấu đứng đầu trong tất cả mọi sân khấu.
 Chỉ chi tiêu cuộc đời mình cho sự tiến bộ vật chất của thế gian như ăn, mặc…không thể làm thoả mãn khát vọng của con người. Theo như Đức Phật, căn bản của thế giới này là sự xung đột, va chạm, sự bất mãn và vô thường. Một lần nữa Ngài nói rằng trên đời này con người chỉ gặt hái được một cái thật sự là có lợi ích mà thôi. Đó chính là Niết Bàn.
Người đàn ông và mật ngọt
     Đây là một câu chuyện ngụ ngôn ngắn giúp chúng ta hiểu được bản chất thật của cuộc sống và những lạc thú của thế gian :
      Một người bị lạc đường đang khi đi xuyên qua một khu rừng rậm phủ đầy những bụi gai và đá. Bổng chốc anh ta thấy mình bị một con voi khổng lồđuổi theo sau lưng.
Anh ta rán hết sức bình sinh để bỏ chạy, đang khi chạy anh ta thấy một cái giếng và nghĩ rằng đây là một chỗ ẩn nấp tốt để mình trốn thoát khỏi con voi dữ. Nhưng bất hạnh thay, anh ta lại trông thấy một con rắn độc to lớn đang nằm dưới đáy giếng. Khi không còn một cách nào khácđể trốn thoát khỏi sự đe dọa của con voi, anh ta bèn nhảy vội vào trong lòng giếng rồi cố bám vào những dây leo chằng chịt mọc trên thành giếng. Trong khi đang đu đưa trên dây leo, anh ta trông thấy 2 con chuột, một con màu trắng một con màu đen. Tiếp đến anh ta chợt kinh hoàng khi thấy rằng 2 con chuột kia đang từ từ gặm sợi dây leo mà anh ta đang nắm giữ. Tuy vậy, anh ta vẫn tìm thấy một tổ ong gần đó,thỉnh thoảng những giọt mật trong tổ ong lại nhỏ xuống.
   Đang ở trong một tình thế cực kỳ bấp bênh khi phải đối diện với cái chết bằng 3 cách khác nhau. Tuy nhiên, anh ta vẫn thèm khát mùi vị của những giọt mật. Một người qua đường nhìn thấy tình cảnh bi đát của người đàn ông đáng thương kia nên đã tình nguyện giúp một tay để cứu anh ta, nhưng người đàn ông tham lam và ngu xuẩn đã từ chối lắng nghe người khách qua đường bởi vì anh ta không thể cưỡng lại trước mùi vị thơm ngon của những giọt mật mà anh ta đang thưởng thức. Mùi vị của mật đã đầu độc anh ta và làm cho anh ta khoái chí đến nổi quên cả tình thế nguy hiểm mà mình đang phải đối diện.
     Qua câu chuyện trên chúng ta có thể hiểu được đường đi gai góc ở trong rừng tương đương với vòng luân hồi sanh diệt của con người. Con đường gai góc của kiếp luân hồi không có gì là chắc chắn và là một sự rắc rối phiền hà. Con người trải qua cuộc đời của mình giống như khi phải băng qua những khu rừng gồ ghề gai góc và dai dẳng, khi họ phải tiếp tục luân hồi từ kiếp sống này qua kiếp sống khác. Con voi tượng trưng cho cái chết. Cái chết thì luôn luôn theo sát và rình rập chúng ta, làm cho chúng ta cảm thấy bất hạnh. Tuổi già của chúng ta cũng tạo nên nổi bất hạnh và không được yên ổn trong tâm trí.
 Dây leo là sự sinh ra của chúng ta, chúng chỉ mọc lên và cuốn vào những loài thực vật khác như cuộc sống tạm bợ của chúng ta. Dây leo cũng chồng chất, bám víu và níu kéo lên nhau như những thứ vô dụng trong thế giới này. Hai con chuột trắng và đen tượng trưng cho ngày và đêm đang từ từ gặm nhấm tuổi thọ của chúng ta. Những giọt mật là những cảm giác phù du của những lạc thú trần gian, là những cái tạm bợ mà con người đang cố nắm giữ trong thế giới vô thường và không chắc chắn này. Người khách tử tế mang đến cho người đàn ông đáng thương sự giúp đỡ và chỉ cho anh ta con đường đúng đắn để cứu anh ta thoát khỏi tình cảnh hiểm nguy kia chính là Đức Phật.
     Có một người kia nghĩ rằng tốt hơn hết là để cho anh ta còn lại một mình trong thế giới này để tận hưởng cuộc sống trần tục mà không cố gắng đạt tới Niết Bàn. Nếu như thế thì anh ta cũng giống như người đàn ông ngây ngô kia, chỉ vì mùi vị của một giọt mật nhỏ bé mà đã từ chối lời đề nghị của vị khách qua đường muốn cứu thoát anh ta ra khỏi tình cảnh hiểm nguy của đời sống.
---
Tác giả :  Ngài trưởng lão tăng thống K. Sri Dhammanand
       - Dịch sang Việt ngữ : Trí Nghĩa Phạm Xuân Quang
Nguồn tin: Kien Minh

Top 10 bộ phim truyền động lực cho bạn trong lúc khó khăn

Top 10 bộ phim truyền động lực cho bạn trong lúc khó khăn

Langmaster.edu.vn
11:34' AM - Thứ tư, 16/09/2015
Nếu bạn gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống và quyết định nuông chiều bản thân 1, 2 ngày với thức ăn và phim ảnh, 10 cái tên bên trên có thể nằm trong danh sách những chọn lựa.Đây là Top 10 những bộ phim có thể truyền động lực, niềm tin cho bạn nhưng hãy luôn nhớ một câu của Bill Gates:
❝ Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì nó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng.
Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.❞
1. The Pursuit of Happiness (Mưu Cầu Hạnh Phúc)
NỖ LỰC PHI THƯỜNG CỦA MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG!
Một bộ phim xuất sắc nhất của Will Smith, kể về hành trình tìm kiếm hạnh phúc của những con người nằm bên lề xã hội Mỹ hiện đại. Nhân vật chính là một người đàn ông thất nghiệp, không nhà cửa và phải chăm lo cho cậu con trai bé nhỏ của mình. Nhưng bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, vật lộn với những khó khăn trong cuộc sống, hai người – một già, một trẻ cuối cùng đã tìm được hạnh phúc.

2. The Shawshank Redemption 1994 (Nhà Tù Shawshank)
Bộ phim nói về sức mạnh của hi vọng và tình bạn có thể giúp con người ta vượt qua bất cứ trở ngại trong cuộc sống.

3. Facing the giants winthin (Đối mặt với những gã khổng lồ)
Những trận chiến cuộc đời không phải lúc nào cũng thuộc về những kẻ mạnh, nhưng sớm muộn thì người chiến thắng là người nghĩ rằng mình có thể. Bộ phim truyền động lực mạnh mẽ cho người xem về tinh thần làm việc, niềm tin vào cuộc sống.
4. 3 Idiots 2010 (Ba Chàng Ngốc)
Một bộ phim hài hước của Ấn Độ, một phiên bản hoàn toàn khác của Hollywood. ❝Hãy cứ theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.❞

5. Likes Star on Earth (Cậu bé đặc biệt)
❝Tất cả những đứa trẻ đều có tài năng nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây thì cả đời nó sẽ tin mình vô dụng.❞
Một bộ phim Ấn, kể về một cậu bé 8 tuổi tên Ishaan. Mặc dù cậu bé rất giỏi vẽ, nhưng thành tích học tập thấp kém của cậu kiến ba mẹ cậu phải gửi Ishaan vào trường nội trú. Gần như rơi vào tình trạng tự kỷ do phải xa gia đình, sống trong sự kỳ thị của mọi người thì Ishaan gặp người thầy giáo của mình, thầy đã giúp Ishaan đã trở lại với đam mê vẽ và cha mẹ cũng nhận ra được tài năng của cậu và ủng hộ cậu.

6. English Vinglish (Tiếng Anh Là Chuyện Nhỏ)
Bộ phim là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai vẫn đang lang thang đi tìm động lực học tiếng Anh.

7. Top Secret (Thiếu Niên Bạc Tỷ)
❝Những lúc gặp vấn đề, đừng bao giờ nản chí bởi vì khi chúng ta bỏ cuộc thì cuộc chơi cũng sẽ kết thúc ngay lập tức.❞ - Top
Một bộ phim điện ảnh chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho những bạn trẻ yêu thích kinh doanh, khởi nghiệp. Bộ phim kể về câu chuyện của cậu bé tên Top, nghiền game online nhưng lại là một người có nghị lực, dám nghĩ dám làm. Top khởi nghiệp và trở thành đại gia nhí của doanh nghiệp sản xuất rong biển. Năm 23 tuổi, Top trả hết món nợ tương đương 24 tỷ VNĐ cho gia đình và trở thành tỷ phú thiếu niên.
8. The Karate Kid (2010)
Bộ phim võ thuật với sự góp mặt của ngôi sao điện ảnh Thành Long và Jaden Smith. Bộ phim không chỉ đề cao tinh thần thượng võ, nó còn là bài học về tình bạn đẹp của lứa tuổi học trò: Thắng thua không quan trọng, quan trọng là chúng ta đủ nghị lực để đứng lên sau nỗi đau của quá khứ. Khi gặp thất bại, nếu chấp nhận nó bạn sẽ gục gã mãi mãi.

9. The Social Network 2010 (Mạng Xã Hội)
Bộ phim kể về câu chuyện của một thanh niên tốt nghiệp ĐH Harvard, mới ngoài 20 tuổi đã trở thành tỷ phú – Mark Zuckerberg, nhà sáng lập ra mạng xã hội lớn nhất hành tinh với hơn 500 triệu thành viên. Facebook vẫn đang là cơn sốt, một hiện tượng của thế kỷ 21.

10. The Internship (Thực Tập Sinh)
Bộ phim vén tầm màn bí mật về thế giới công nghệ ở bên trong Google, nó sẽ đưa bạn tới một không gian làm việc vô vùng độc đáo mà có thể bạn chưa từng tưởng tượng ra. Sự lựa chọn làm tươi mới sắc màu cho cuộc sống của bạn!