Học để làm mới chính mình
Đó là chia sẻ của Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, ông Giản Tư Trung, tại lễ tôn vinh hơn 600 học viên là các doanh nhân, giám đốc đã hoàn thành chương trình đào tạo giám đốc của Trường Doanh nhân PACE với chủ đề “Làm mới chính mình, làm mới doanh nghiệp (DN) để cùng thành công bền vững”, diễn ra tại TP HCM vào ngày 7-12.
Ông Giản Tư Trung chia sẻ câu chuyện trong một lớp học, ông có hỏi học viên là doanh nhân rằng: Bao nhiêu anh chị quan tâm đến AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) và TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương)? Một lớp 40 người nhưng chỉ 3 cánh tay giơ lên. Vậy nếu lớp học này toàn là sinh viên, bao nhiêu người sẽ biết được? “Doanh nhân và sinh viên là lực lượng tinh hoa của xã hội. Không phải mọi người không có khả năng hiểu biết về nó, vấn đề là tại sao phải quan tâm đến nó. Với AEC, TPP, các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Philippines đã chuẩn bị rất kỹ để hội nhập. Còn Việt Nam...” - ông Trung trăn trở.
TPP là khối thương mại tự do với quy mô 40% dân số và 60% GDP của thế giới. Còn AEC là cộng đồng kinh tế tự do với quy mô 2.300 tỉ USD, dân số 600 triệu người và điều quan trọng ở cộng đồng này sẽ là dòng chảy hoàn toàn tự do về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động... Ngược lại, cộng đồng DN Việt Nam đã và đang phải vật lộn với rất nhiều khó khăn, cả trăm ngàn DN phá sản, giải thể và hàng trăm ngàn DN khác đang phải “vắt óc” để trả lời câu hỏi “làm sao để tồn tại?”...
Rất nhiều doanh nhân được hỏi đều trả lời rằng đang đổi mới DN nhưng đổi mới như thế nào, hiệu quả ra sao thì còn mơ hồ.
Ông Giản Tư Trung cho rằng trước khi làm mới phải quan tâm đến 2 điều: Vì sao phải làm mới mình, đổi mới DN và đổi mới xong thì DN sẽ thành cái gì? Chẳng hạn, thỉnh thoảng doanh nhân có thể đi “gội đầu”, tất nhiên không phải gội trong tiệm mà là đến với sách, với internet, trường và sự học. Nếu hư học - học chỉ để lấy điểm, lấy bằng thì không làm được gì; còn thực học để lấy hiểu biết, tri thức và vận dụng nó để có cách làm mới thì sẽ thay đổi được bản thân, DN.
“Trước đây, tôi cũng điều hành DN nhưng rất mơ hồ trong chiến lược, cách làm... Phải đến khi được học bài bản về cách xây dựng DN với tầm nhìn dài hạn, bền vững, tôi mới cảm thấy tự tin và đang tiến hành cải cách lại toàn bộ DN của mình để cạnh tranh và hội nhập tốt hơn” - bà Lê Thị Cẩm Tiên, Tổng Giám đốc Công ty CP Bioway Hitech, chia sẻ.
2 yếu tố để
tự quản trị cuộc đời
Không có công thức chính xác
trả lời cho mỗi cá nhân biết mình nên sống thế nào. Tùy mỗi hoàn cảnh riêng mà
từng cá nhân sẽ kiểm soát cuộc đời dựa trên giá trị sống mình đã xác lập cho từng
giai đoạn.
Không có một công thức chính xác trả
lời cho mỗi cá nhân biết mình nên sống thế nào. Tùy vào mỗi hoàn cảnh riêng
mà từng cá nhân sẽ kiểm soát cuộc đời dựa trên giá trị sống mà mình đã xác lập
cho từng giai đoạn.
Quan điểm trên được ông Giản Tư
Trung, sáng lập trường doanh nhân PACE chia sẻ trong buổi trò chuyện học thuật
chủ đề "Quản trị cuộc đời và giáo dục khai phóng" diễn ra vào cuối
tuần qua.
Ông Trung nhấn mạnh, để
quản trị được cuộc đời trước hết mỗi cá nhân cần xác định bản thân mình là
ai, hay cụ thể hơn đâu là những giá trị sống mình muốn theo đuổi.
Ngạn ngữ nước ngoài có câu
"your life is your choices", tạm dịch là những lựa chọn sẽ tạo nên
cuộc đời của mỗi người. Trong cuộc sống hay đặc biệt trong môi trường kinh
doanh, mỗi người luôn phải đối diện thường xuyên với việc đưa ra những quyết
định. Nền tảng cho những quyết định sáng suốt chính ở việc mỗi cá nhân xác định
được đâu là những giá trị sống mà mình muốn theo đuổi.
Giá trị sống của mỗi cá nhân được phản
ánh thông qua cách một cá nhân chọn người để lấy, chọn việc để làm, chọn thầy
để học và chọn bạn để chơi. Những yếu tố khách quan xung quanh chính là tấm
gương phản chiếu những giá trị mà chúng ta lựa chọn cho cuộc sống của chính
mình.
Hệ giá trị sống của mỗi người càng sắc nét
càng tạo điều kiện để cá nhân đó được tự do trong những quyết định, hành động
mà không bị chi phối bởi các tác động lôi kéo từ bên ngoài.
Tuy nhiên, ông Trung cũng khẳng định
nếu bám chặt vào hệ giá trị sẽ đưa bản thân đến sự cực đoan, áp đặt quan điểm
và hơn hết là một nhà độc tài trong quản lý. Khi đó, người ta chỉ còn nghe thấy
tiếng nói của chính mình. Điều này đã dẫn đến rất nhiều thảm họa cho nhân loại
mà Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai là một ví dụ.
Vì vậy, yếu
tố quan trọng thứ hai mỗi cá nhân cần có chính là một tâm trí mở rộng,
minh mẫn trong phân định "đâu là phải, đâu là trái, đâu là tốt, đâu là xấu.
Nếu không minh mẫn, chúng ta sẽ trọng cái đáng khinh mà khinh cái đáng trọng,
để cho lộng giả thành chân như những gì đang xảy ra trong xã hội hiện tại".
Không có một công thức, hình mẫu
chính xác cho mọi người về việc nên sống một cuộc sống thế nào, nhưng có những
quy luật để chúng ta điều khiển cuộc sống của chính mình. Và một tâm trí rộng
mở, tỉnh táo trong nhận định sẽ biết đón nhận, giao thoa những luồng quan điểm
khác nhau, từ đó tìm ra được giải pháp cụ thể cho mỗi vấn đề của bản thân.
> Muốn làm việc hiệu quả hơn: Hãy theo học
các sếp!">>> Muốn làm việc hiệu quả hơn: Hãy theo học các sếp!
|
3..
(ĐTCK) “Ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là xưa, có một cái hang và có một cộng đồng lớn sống trong cái hang đó..."
![]()
Cuộc gặp gỡ Giản Tư Trung với tôi, là một cuộc kỳ ngộ.
Từ lúc chưa gặp anh, tôi và nhiều bạn bè đã biết khá nhiều về anh cũng như những quan điểm của anh qua các phương tiện truyền thông. Chúng tôi vẫn chuyền tay nhau những bài viết của anh, chẳng hạn: Ta là sản phẩm của chính mình, Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời, Thay đổi đến từ TÔI…
Thi thoảng anh lại xuất hiện, với những câu chuyện về sự học, về sự đời, về văn hóa, kinh doanh, về quá khứ, hiện tại và tương lai… Công việc của anh, với người ngoại đạo, lại cũng là một công việc không dễ để định nghĩa. Và sau rất nhiều tò mò xui khiến, tôi quyết định phải tìm hiểu và đề nghị được phỏng vấn anh…
Qua điện thoại và tin nhắn, vị Hiệu trưởng Trường PACE - trường học chuyên biệt dành cho doanh nhân đầu tiên trong lịch sử kinh thương Việt Nam, Viện trưởng viện IRED và thành viên điều hành của một số hiệp hội nghiên cứu giáo dục có uy tín của khu vực và quốc tế đã trả lời điềm đạm, không chút khoảng cách trước một tác giả trẻ. Anh đề nghị viết email, rồi tôi có được cuộc hẹn với anh…
Nhưng thú thực, khi bắt đầu những câu trao đổi đầu tiên với Giản Tư Trung, tôi lại biết ý định của mình đã hoàn toàn… thất bại. Câu chuyện anh muốn chia sẻ, hoàn toàn không phải là câu chuyện bản thân tôi muốn nhắm tới về cá nhân anh, không phải về những gì anh đã trải qua hay ấp ủ, cũng không phải về các danh hiệu anh đã nhận được… Nó dường như xa xôi hơn, về sự học hay lẽ sống, sâu rộng hơn, về con người, hay những giá trị họ vươn tới, về hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tôi là ai?”, “Tôi sống để làm gì?”… nghe chừng đơn giản, nhưng có người mất cả đời chưa tìm ra…
Và cũng thú thực, khi đi qua những câu trao đổi đầu tiên với Giản Tư Trung, tôi lại thực sự kỳ vọng, câu chuyện của mình sẽ theo một hướng rất mới, rất khác, nhưng không kém phần thú vị!
Khai minh chính mình
Trong vô số những khóa học tại trường PACE, có những khóa học đặc biệt, và hầu như chỉ có ở PACE, như: Bàn về sự học, Giáo dục khai minh, Quản trị cuộc đời, Văn hóa cá nhân... - bởi đó là những khóa học do chính Giản Tư Trung “khai minh”.
Giản Tư Trung là người thầy trực tiếp “đứng lớp” những khóa học đặc biệt này. Một buổi giảng của “thầy” Trung bao giờ cũng rất hấp dẫn, sôi nổi và hiệu quả. Chẳng hạn, với khóa học “Quản trị cuộc đời”, người thiết kế khóa học đã lấy câu chuyện Alice ở xứ sở thần tiên nổi tiếng như một cách tiếp cận gần gũi để học viên bắt đầu suy ngẫm về cuộc đời mình. Trong câu chuyện này, có đoạn kể khi Alice bị lạc vào xứ sở thần tiên, cô bé sợ hãi, bỏ chạy, chạy mãi cho đến khi gặp một con mèo. Cô đã hỏi, hết sức ngây thơ: “Tớ đi đường nào bây giờ?”. Con mèo trả lời: “Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu chứ?” Alice đáp lại: “Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến”. Con mèo liền bảo: “Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào. Một khi cậu đã không quan tâm đến nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng được”.
Với Giản Tư Trung, việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt các kiến thức nghề nghiệp… Việc học, cao hơn nữa, học để làm người, học để làm việc, học để làm dân. Học để giải quyết triệt để những vấn đề cơ bản của mỗi cá nhân, ấy là “sắp xếp” cuộc đời mình.
Thi thoảng xen giữa câu chuyện của một “Nhà hoạt động giáo dục” và một “người đang tìm đường” cho chính mình, tôi thấy anh hay bất chợt nhìn ra xa xăm… Nền kinh tế thực sự còn xấu. Và khó khăn với các doanh nhân, DN vẫn còn đang “chồng chất”. Cơn suy thoái vừa qua, bên cạnh nguyên nhân về thể chế, về khả năng điều hành vĩ mô nền kinh tế, còn có nguyên nhân vi mô từ phía các DN. Cho dù DN kinh doanh gì đi nữa cũng phải quan tâm đến những yếu tố cơ bản như: “Năng lực cốt lõi” và “Giá trị bền vững”. Đây chỉ là những bài học “vỡ lòng” về quản trị nhưng không phải dễ dàng để có thể học được. Rộng hơn, Việt Nam đã là một phần của thế giới và thế giới cũng đang là một phần của Việt Nam.
“Nhưng trong sự dịch chuyển thú vị này, Việt Nam nên là cái gì, sẽ là cái gì và phải là cái gì của thế giới. Đó là câu hỏi dành cho tất cả chúng ta”, anh trầm tư.
Không chỉ dành mối quan tâm đặc biệt cho sự học của doanh giới và giáo giới, Giản Tư Trung cũng là một người dành rất nhiều tâm huyết cho thế hệ trẻ. Anh bảo: “Một xã hội tốt đẹp sẽ nằm trong tay mỗi người dân, nhất là những người trẻ, chứ không phải ai khác”. Thế nhưng, có thể dùng từ “khủng hoảng” để nói về những hoang mang trong thế hệ trẻ hiện tại. Vấn đề đặt ra là, vì sao đa số giới trẻ ngày nay dễ rơi vào khủng hoảng, hay đã rơi vào khủng hoảng nhưng cũng không hề hay biết?
Theo Giản Tư Trung, người ta, ai cũng vậy, chỉ có thể cảm nhận rõ khủng hoảng của mình và của thế giới quanh mình khi đã hình thành được cái chính mình. Cái “chính mình” này thiêng liêng lắm, anh nói: “Đó chính là văn hóa - văn hóa cá nhân! Đó là thứ/những giá trị làm nên ai đó hay cái gì đó, là thứ mà vì nó, hay để bảo vệ nó, người ta sẵn lòng hy sinh nhiều thứ khác”.
Trong tất cả những thứ có thể đánh mất thì đánh mất chính mình là thứ đánh mất đáng sợ nhất. Và trong tất cả những thứ có thể phản bội thì phản bội chính mình là thứ phản bội ghê gớm nhất. Đó cũng là lý do vì sao Giản Tư Trung nói: “Thiêng liêng hai chữ CHÍNH MÌNH”…
Cũng như vậy, làm giáo dục nhiều năm, tham gia nhiều hoạt động xã hội, hướng tới cộng đồng hàng triệu người, nhưng Giản Tư Trung vẫn khiêm tốn nhìn nhận, công việc anh làm không như nhiều người nói là khai minh xã hội. Anh chỉ khai minh chính mình. Với “ông giáo”, làm giáo dục cũng như quá trình đứng lớp - không phải là quá trình mình dạy người khác, mà là quá trình đồng hành cùng sự học của người học và góp sức cho người học tự khai minh, khai sáng chính mình.
Câu chuyện “Rời hang”
Trong cuộc trò chuyện, tôi được anh kể cho nghe một câu chuyện rất đặc sắc có tên “Rời hang” (câu chuyện cổ tích này anh đã viết khi lấy cảm hứng từ “Dụ ngôn hang động” trong tác phẩm “Cộng hòa” của Platon):
“Ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là xưa, có một cái hang và có một cộng đồng lớn sống trong cái hang đó. Vì cái hang vô cùng lớn với các ngóc ngách rất lắt léo và cộng đồng ấy đã sống ở đó qua nhiều thế hệ, nên lâu ngày họ mặc nhiên tin rằng, cái hang là cả thế giới và ánh sáng từ đống lửa trong hang là ánh sáng duy nhất mà họ có.
Cho đến một ngày nọ, có một người bỗng vô tình lọt được ra ngoài hang. Ban đầu, anh ta cảm thấy đau đớn vì bị lóa mắt trước ánh mặt trời và cơ thể chưa thích ứng được với khí hậu và thời tiết của thế giới bên ngoài. Nhưng khi đã quen dần và cảm nhận được sự ấm áp của ánh mặt trời, sự sinh động huyền ảo của vạn vật, của cỏ cây hoa lá, anh ta nhận ra rằng đây mới thực sự là thế giới của “con người”.
Anh ta quyết định quay trở về hang và ra sức thuyết phục, tìm cách đưa mọi người rời hang để về với thế giới. Thế nhưng, sau khi nghe anh ta kể câu chuyện về thế giới bên ngoài, những người trong hang không những không tin, mà còn quyết định giết chết anh ta, vì cho rằng đó là những điều bịa đặt, và vì lo sợ rằng, những nỗ lực và việc làm của anh ta sẽ gây ra sự rối loạn, cũng như đe dọa cuộc sống êm ấm, hạnh phúc bao đời của cộng đồng trong hang…”
Và Giản Tư Trung chia sẻ thêm từ câu chuyện này:
Mỗi khi ngẫm nghĩ về câu chuyện này, anh lại tự hỏi mình rằng: Mình đã “rời hang” chưa? Gia đình mình, tổ chức mình, cộng đồng mình… đã “rời hang” chưa?
Nếu mình đã rời hang ra với ánh sáng rồi thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu vẫn còn ở trong hang và mình cũng biết rõ điều đó? - Đó cũng không phải là điều tệ hại. Điều tệ hại và bất hạnh là mình đang ở trong hang mà lại cứ tưởng rằng đã rời hang và ra với ánh sáng rồi.
Nhưng, với Giản Tư Trung, có một điều còn bất hạnh hơn, đó là, mình đã thực sự rời hang, nhưng không phải là “rời hang” để ra “ánh sáng”, mà là rời cái hang này để rồi lại chui vào một cái hang khác, to hơn, tăm tối hơn, mà mình lại không hề nhận ra điều đó…
Cuộc đời mỗi con người, ai cũng có thể có đến mấy “cái hang” (chứ không phải chỉ một). Gia đình mình, tổ chức của mình, xứ sở mình, và thậm chí cả thế giới này đều có thể là những cái hang. Nhưng, “cái hang” to nhất, tăm tối nhất chính là cái hang “vô minh và ấu trĩ” bên trong con người mình.
Nếu như hành trình khai minh bản thân, đưa bản thân “rời hang” đã khó, thì hành trình khai minh xã hội và cùng cộng đồng mình “rời hang” lại càng gian nan gấp bội phần. Đó là một hành trình đầy gian khó, rất dài lâu, nhưng là một hành trình tất yếu mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thấy rằng không thể không bước tiếp.
"Làm chủ hay làm thuê, làm sếp hay làm lính, làm quan hay làm dân, làm thầy hay làm thợ, làm bánh mì hay làm máy bay, làm ở tỉnh hay làm ở phố… tất cả đều không quan trọng. Điều quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất” - Giản Tư Trung.
|
Nên bỏ cách phân loại học sinh tốt, xấu?
![]()
TS Lâm cho rằng, nên bỏ cách phân loại hạnh kiểm học sinh tốt, xấu, theo kiểu dán nhãn, kỳ thị. Theo ông, cần quan tâm hơn đến những học sinh sinh yếu kém, “vì nếu người tích cực làm cũng chỉ bằng người phá”. Ông nói: “Khi thầy đánh giá xếp loại yếu kém, phải nhìn theo hướng động, là cách để gần gũi với học trò, điều chỉnh, tạo động lực cho học trò tiến bộ, tránh nhìn cái yếu kém một cách kỳ thị”.
![]()
Còn diễn giả, TS Giáp Văn Dương, người sáng lập cổng giáo dục trực truyến Giapschool, mấu chốt vủa giáo dục là “học để làm gì?”. Nhiều học sinh, thậm chí sinh viên không trả lời được câu hỏi đó. Theo TS Dương, học là hành trình tự khai sáng, con người tự do là đích đến của giáo dục. Vị diễn giả này cho hay, câu cửa miệng mọi người hay nhắc đến là “học để làm người”, nhưng “người ở đây là người tư do, hay là người công cụ”. “Người tự do là tự do trong tư tưởng, chủ động được hành vi và tự trọng nhân cách”- ông Dương nói.
![]()
“Câu hỏi khó nhất mà hơn chục năm nay, nhiều sinh viên hỏi tôi “thế nào là làm người” và “sống để làm gì”. Thầy cô giáo, gia đình cũng nói, dạy con khôn lớn thành người, nhưng thành người là như thế nào? Mình đang làm một việc mà chưa xác định được mục đích.
Ông Trung lấy thí dụ ở Trung Quốc: Hai năm trước, một bé gái 3 tuổi bị xe cán, nhưng tài xế đã bỏ chạy. Sau đó, một chiếc xe khác lại cán cô bé này và tiếp tục bỏ chạy. Qua camera, người ta đếm được 18 người đa qua đường, chứng kiến vụ việc trên nhưng không ai làm gì. Và đến lúc, người thứ 19, một bà nhặt ve chai đến giúp cô bé, đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng rất tiếc là cô bé đã qua đời.
![]()
Dưới góc độ của truyền thông, diễn giả Bùi Thu Thủy, Phó trưởng ban Thể thao giải trí và thông tin kinh tế, Đài truyền hình Việt Nam cho rằng, truyền thông không thể đơn độc giao dục, hay cổ vũ giới trẻ sống nghị lực, trách nhiệm, nếu môi trường xã hội, gia đình không cổ vũ điều này. Giáo dục cổ vũ giới trẻ không đủ, người lớn cũng cần làm gương. “Làm sao bạn có thể có một giới trẻ nghị lực, nếu giới không trẻ chìm đắm trong tham vọng xấu, trong giả dối và vô trách nhiệm với bản thân và xã hội”- Bà Thủy nói.
Nguon: internet
|